Trang nghiêm lễ khai pháp mùa An cư kết hạ PL.2564 - DL.2020 tại trường hạ Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh



TLYT - Sáng nay, ngày 27/6/2020 (tức ngày 7/5/Canh Tý), trường hạ Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh  - Chùa Trình Yên Tử đã trang nghiêm diễn ra lễ khai pháp khóa An cư kết hạ PL. 2564 – DL. 2020.

Quang lâm chứng minh và tham dự buổi lễ có TT. Thích Thanh Quyết – Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự (HĐTS), Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh; HT. Thích Đạo Quang – Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh; TT. Thích Đạo Hiển, Thượng toạ Thích Thanh Lịch, Thượng toạ Thích Hiển Thiện – Đồng Phó trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh cùng chư tôn đức Tăng Ni trong hạ trường và đông đảo tín đồ, Phật tử trong tỉnh.

  

Về phía chính quyền có ông Vũ Ngọc Tuấn – Phó trưởng ban Dân vận tỉnh ủy Quảng Ninh; ông Trần Thái Bình - Trưởng phòng an ninh đối nội công an tỉnh Quảng Ninh; ông Đào Ngọc Sơn - Trưởng Ban dân vận, Chủ tịch UBMTTQ TP. Uông Bí; cùng quý vị đại biểu đại diện Ban Tôn giáo tỉnh, Công an TP. Uông Bí.

  

Tại buổi lễ, Thượng tọa Thích Đạo Hiển – Phó trưởng ban kiêm Chánh Thư kí Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh, Chánh Duy na hạ trường đã đọc báo cáo công tác tổ chức An cư kết hạ PL.2564 - DL.2020.

 

Theo đó, năm nay tại tỉnh Quảng Ninh có hơn 300 vị Tăng Ni tham gia an cư kết hạ, trong đó tại trường hạ Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh có hơn 200 hành giả an cư và là năm có số lượng hành gỉa an cư đông nhất từ trước tới nay; trường hạ chùa Lân – Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử cũng tổ chức tiền an cư với 55 hành giả; trường hạ Tổ đình Quỳnh Lâm thực hiện hậu an cư với khoảng 50 hành giả an cư. Nội dung tu học, giảng dạy phong phú, gồm cả nội điển và ngoại điển. Năm nay, do tình hình dịch bệnh Covid-19 nên chư tăng vừa đảm bảo việc an cư tu học vừa phải đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh.

Chư hành giả an cư tại hạ trường Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh đã một lòng cầu thỉnh Thượng toạ Thích Thanh Quyết – Phó chủ tịch HĐTS Trung ương GHPGVN, Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh giữ ngôi Đường Chủ hạ trường - làm bậc tùng lâm thạch trụ cho toàn thể hành giả an cư nương vào uy đức của ngài mà tu học trong ba tháng.

 

Đại diện chư hành giả an cư tác bạch cầu pháp tới Chư tôn đức

Thay mặt chư tôn đức Ban chứng minh, HT. Thích Đạo Quang có lời huấn thị về ý nghĩa quan trọng của việc an cư kết hạ. Truyền thống này có từ thời Đức Phật còn tại thế và được duy trì cho đến ngày nay. Phật dạy pháp An cư nhằm mục đích duy trì truyền thống chư Phật trong quá khứ; ngoài việc tránh dẫm đạp côn trùng và những chồi non khi mùa mưa đến thì điều quan trọng hơn đó là để người xuất gia có 3 tháng chuyên tâm tu tập, trau dồi giới định tuệ, tiến tu đạo nghiệp.

 

Đại đức Thích Vân Phong đọc bình văn. Trường hạ vẫn giữ lối giảng theo lối cổ, tức là bình văn giảng nghĩa.

Sau khi Đại đức Thích Vân Phong đọc bình văn, Thượng toạ Thích Thanh Quyết có thời giảng pháp về chủ đề “Niệm Phật Luận” trong khoá Hư Lục của vua Trần Thái Tông. Từ khi đạo Phật du nhập vào Việt Nam đến thời Lý, thì quá trình hình thành hội nhập và phát triển đã hội tụ đầy đủ các tông Thiền, Tịnh, Mật trong diễn trình sinh hoạt tâm linh của cộng đồng người Việt. Vì thế, có thể nói phương thức niệm Phật cũng đã được giới Phật tử nước ta quan tâm thực hành từ lâu. Ở Trung Hoa, giáo lý niệm Phật được ngài Huệ Viễn khởi xướng đầu thế kỷ thứ V, chú trọng vào phương pháp quán niệm. Ta không thể biết đích xác giáo lý Tịnh độ được truyền vào nước ta từ khi nào, nhưng ta có thể biết rằng chủ trương niệm Phật theo giáo lý tông phái Tịnh độ ở nước ta đã được phổ biến và hành trì trong các ngôi tự viện đã được vận hành trước thời Lý, đến thời Lý thì pháp môn Niệm Phật đã đi vào đời sống thực nghiệm tâm linh trong sinh hoạt của mọi người dân Đại Việt. Đến đời Trần, trên tinh thần hợp nhất các tông phái thành Phật giáo Nhất tông, lấy tông Thiền làm hệ tư tưởng chính để sinh hoạt và phát triển Giáo hội, nhưng các nhà lãnh đạo Phật giáo cũng như các nhà lãnh đạo quốc gia bao gồm những thiền gia, thiền sư, đồng thời cũng là những vị vua như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Tuệ Trung và Tam Tổ Trúc Lâm vẫn thừa kế các pháp môn tu tập truyền thống vốn đã được định hình và phát triển như niệm Phật để đưa vào chương trình sinh hoạt và tu tập trong các thiền môn. “Niệm Phật luận” chỉ rõ phương pháp tu tập “niệm Phật” theo từng bậc căn cơ thượng, trung và hạ. Và như vậy, ai cũng có thể tu tập phương pháp này tùy theo căn cơ, trình độ của mình, mục đích cuối cùng đạt được là an lạc, giải thoát.

 

Nhân buổi lễ Thượng toạ cũng biểu dương chư Tăng Ni, Phật tử trên toàn tỉnh đã chấp hành nghiêm túc chủ trương của Đảng và Nhà nước trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid - 19, cũng như tham gia ủng hộ quỹ phòng chống dịch bệnh do UBMTTQ tỉnh Quảng Ninh phát động.

Một số hình ảnh ghi nhận tại buổi lễ:

Đại đức Thích Khai Hải đại diện chư tăng ni phát nguyện tu học mùa an cư
 
 
Ông Vũ Ngọc Tuấn - Phó trưởng ban Dân vận tỉnh ủy Quảng Ninh phát biểu và tặng hoa chúc mừng tại buổi lễ
 
Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang đứng và trong nhà 
 
Các cơ quan, ban ngành tặng hoa chúc mừng buổi lễ
 
Trong hình ảnh có thể có: 5 người, trong nhà 
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người trên sân khấu, mọi người đang đứng và trong nhà 
Trong hình ảnh có thể có: 6 người, mọi người đang đứng và ngoài trời
Các Phật tử về nghe pháp và cúng dàng trường hạ 
BTT 
 

Tin cùng chuyên mục