Lời Phật dạy về kinh doanh, làm giàu


TLYT - Kinh doanh là hình thức trao đổi vật dụng. Khi xã hội phát triển, nhu cầu tiêu dùng càng nhiều thì các hình thức kinh doanh cũng trở nên đa dạng hơn. Dưới đây là những chỉ dạy trong kinh doanh hay nói cách khác là lời dạy đạo đức trong nghề nghiệp đáng ghi nhớ.


Làm kinh doanh ai cũng muốn có thật nhiều lời nhuận, tuy nhiên hám danh lợi và dùng mọi thủ đoạn, mánh khỏe để mưu cầu về đồng tiền thì thật là đáng trách. Đây là một lòng tham trong việc kiếm đồng tiền dơ bẩn rất đáng trách. Người kinh doanh có đạo đức là người thu lợi nhuận một cách chính đáng, sản phẩm họ làm ra có giá trị tương xứng với số tiền mà người tiêu dùng cung cấp.  
 

Thiểu dục tri túc - ít muốn biết đủ

 

Đức Phật có dạy chúng ta bỏ bớt lòng tham, từ bỏ ham muốn không cần thiết. Khá nhiều người hiểu lầm rằng thiểu dục tri túc sẽ ngăn cản sự phát triển của con người, của xã hội nói chung và không thích hợp với người kinh doanh nói riêng.

Nếu hiểu thiểu dục tri túc là an phận, không cầu tiến, không cần làm nhiều, không cần có tài sản thặng dư, thì đó không phải là ý nghĩa mà Đức Phật muốn dạy chúng ta. Đức Phật không dạy chúng ta sống tiêu cực và Ngài luôn hướng dẫn mọi người thăng hoa tinh thần, phát triển tư duy tích cực và đạt được thành quả lao động sáng tạo - tốt nhất.

Trong kinh pháp cú cũng có vài câu nói hay như sau:

Ý dẫn đầu các pháp
Ý làm chủ, ý tạo
Nếu với ý ô nhiễm
Nói lên hay hành động
Khổ não bước theo sau
Như xe chân vật kéo.

Ý dẫn đầu các pháp
Ý làm chủ ý tạo
Nếu với ý thanh tịnh
An lạc bước theo sau
Như bóng không rời hình.
Related image 

5 nghề kinh doanh mà người cư sĩ không nên làm

Trong kinh Tăng chi, Đức Phật dạy: "Này các Tỳ-kheo, có năm nghề buôn bán mà người cư sĩ không nên làm". Thế nào là năm?

- Không buôn bán vũ khí.

- Không buôn bán người.

- Không buôn bán các chất gây say.

- Không buôn bán thịt.

- Không buôn bán thuốc độc.

Trong kinh doanh, thu được lợi nhuận, Phật cũng dạy chúng ta phải biết sử dụng lợi nhuận có ý nghĩa, bằng cách chia lợi nhuận làm ba phần: phần thứ nhất nhập vào vốn cũ, phần thứ hai để chi tiêu cho nhu cầu gia đình. Phần thứ ba đưa vào việc công ích xã hội gồm những việc từ thiện, hay cúng dường Tam bảo, phát triển đạo pháp. Việc này làm lợi ích cho nhiều người và tạo ra phước báo làm hành trang cho cuộc sống an lạc, bền vững trong một đời cho đến nhiều đời sau. Thế mới là những người kinh doanh chân chính.

 

Tin cùng chuyên mục