Đại hội Đại biểu Phật Giáo toàn quốc lần thứ VIII


   Đầu giờ sáng nay 21-11-2017, tại chánh điện chùa Quán Sứ - Hà Nội, chư tôn thiền đức trong hai Hội đồng đã trang nghiêm thực hiện nghi thức bạch Phật, đảnh lễ Tam bảo, xưng tán Chánh pháp bất diệt - Thông điệp Từ bi và Từ bi của Đức Phật bằng cách đồng thanh tụng bài kinh Chuyển Pháp Luân; lắng đọng tâm tư nhất tâm phục nguyện đạo pháp trường tồn, dân tộc hưng thịnh, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.
 

   Nhớ lại, cách đây 36 năm, từ ngày 4 đến 7-11-1981, đại diện của 9 tổ chức Giáo hội, hệ phái Phật giáo ở khắp cả nước đã về Thủ Đô Hà Nội tham dự Hội nghị Thống nhất Phật giáo Việt Nam. Kết quả của Hội nghị lịch sử này đã khai sinh GHPGVN - tổ chức Phật giáo thống nhất cả nước, có đủ tư cách pháp lý, pháp nhân, đại diện Tăng Ni, Phật tử Việt Nam. Trước lễ khai mạc Hội nghị lịch sử đó, chư tôn đức giáo phẩm cũng đã cùng thực hiện nghi thức cầu nguyện thiêng liêng tại chánh điện chùa Quán Sứ; và nghi thức tâm linh truyền thống này luôn có trong chương trình, diễn ra trước giờ khai mạc chính thức của các kỳ Đại hội.

   Được biết, nghi thức cầu nguyện được thực hiện tại chùa Quán Sứ trong Đại hội VIII của Giáo hội là đề xuất của Ban Nghi lễ và Ban Văn hóa T.Ư sau thời gian nghiên cứu, khảo sát ý kiến chung của chư tôn đức tiêu biểu các hệ phái, truyền thống Phật giáo, cũng như chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội. Bản dịch Việt ngữ của bản kinh Chuyển Pháp Luân thừa kế bản dịch của Thiền sư Thích Nhất Hạnh cùng chư tôn đức Trưởng lão Hòa thượng khác.

   Sau thời cầu nguyện, đoàn cung nghinh đã cung thỉnh chư tôn Trưởng lão Hòa thượng, chư giáo phẩm từ chùa Quán Sứ đến Cung Văn hóa Hữu nghị Việt-Xô, nơi diễn ra lễ khai mạc Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2017-2022).

    Lễ khai mạc đặt dưới sự chứng minh của Đức Đệ tam Pháp chủ - Trưởng lão HT.Thích Phổ Tuệ, ngài năm nay đã tròn 100 tuổi; HT.Thích Đức Nghiệp, HT.Thích Giác Nhường, HT.Thích Trí Quảng - Đồng Phó Pháp chủ HĐCM; HT.Thích Thanh Dũng, Phó Thư ký HĐCM; HT.Thích Thiện Nhơn - Chủ tịch HĐTS GHPGVN; HT.Thích Thanh Nhiễu, HT.Thích Thiện Pháp - Đồng Phó Chủ tịch TT HĐTS GHPGVN; chư Tôn đức HĐCM, HĐTS GHPGVN, chư tôn giáo phẩm cùng 1.250 đại biểu trong nước và hải ngoại về tham dự.

Ban Tổ chức vinh dự đón tiếp đại diện lãnh đạo Đảng, nhà nước: Ông Vương Đình Huệ - Phó Thủ tướng Chính Phủ; ông Nguyễn Văn An - Nguyên Chủ tịch Quốc hội; ông Trần Thanh Mẫn - Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam; ông Phạm Thế Duyệt - Nguyên Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt Nam; ông Hà Ngọc Chiến - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Quốc hội; bà Nguyễn Thúy Anh - Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc Hội; bà Ngô Thị Thanh Hằng - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương cùng về tham dự.

   Mục tiêu của Đại hội VIII Giáo hội Phật giáo Việt Nam là: “Trí tuệ - Kỷ cương - Hội nhập - Phát triển”, thể hiện quyết tâm của toàn thể Tăng Ni, Phật tử Việt Nam. Tiếp tục phát huy trí tuệ tập thể, giữ vững kỷ cương, giới luật, nêu cao tinh thần đoàn kết, hòa hợp, bản lĩnh nhập thế, hội nhập của Phật giáo Việt Nam để xây dựng Giáo hội phát triển vững mạnh trong lòng dân tộc, kiên định theo lý tưởng: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”.

   Giáo hội Phật giáo Việt Nam trải qua 36 năm trưởng thành và phát triển đã đạt được nhiều thành tựu Phật sự quan trọng, đặc biệt là trong nhiệm kỳ VII (2012 - 2017). Giáo hội đã thành lập Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu; Hoàn thành việc thành lập tổ chức Giáo hội hoạt động tại 63/63 tỉnh, thành phố trong cả nước; Nâng cao hiệu quả hoạt động Phật sự, phát huy tính chủ động sáng tạo trong công tác Phật sự của các Ban, Viện Trung ương, nhất là các Ban mới thành lập trong nhiệm kỳ VII.

   Trong báo cáo tổng kết các hoạt động Phật sự của GHPGVN nhiệm kỳ VII (2012 - 2017) và phương hướng hoạt động Phật sự nhiệm kỳ VIII (2017 - 2022). Nhấn mạnh tinh thần hòa hợp, đoàn kết, phụng đạo yêu nước, kế thừa truyền thống 2000 năm Phật giáo Việt Nam, Tăng Ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng nhân dân cả nước thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, từng bước phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, xã hội và ngoại giao.

   Theo báo cáo của 63 Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố, Ban Tăng sự Trung ương đã thống kê số lượng Tăng Ni, Tự viện tương đối cụ thể như sau: Tăng Ni: 53.941 vị, gồm: 38.629 Bắc tông; 8.574 Nam tông Khmer, 1.754 Nam tông kinh (1.100 chư Tăng, 654 Tu nữ); 4.984 Khất sĩ. Về Tự Viện có 18.466 ngôi, gồm: 15.846 Tự viện Bắc Tông; 454 chùa Nam Tông Khmer; 106 chùa Nam tông Kinh; 541 Tịnh xá, 467 Tịnh Thất, 998 NPĐ, 54 Tự viện Phật giáo người Hoa.

   Theo báo cáo của 63 Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành phố, Ban Tăng sự Trung ương đã thống kê số lượng Tăng Ni, Tự viện tương đối cụ thể như sau: Tăng Ni: 53.941 vị, gồm: 38.629 Bắc tông; 8.574 Nam tông Khmer, 1.754 Nam tông kinh (1.100 chư Tăng, 654 Tu nữ); 4.984 Khất sĩ. Về Tự Viện có 18.466 ngôi, gồm: 15.846 Tự viện Bắc Tông; 454 chùa Nam Tông Khmer; 106 chùa Nam tông Kinh; 541 Tịnh xá, 467 Tịnh Thất, 998 NPĐ, 54 Tự viện Phật giáo người Hoa.

   Về công tác tổ chức An cư Kiết hạ, Hằng năm, Trung ương Giáo hội đều có thông bạch hướng dẫn các đơn vị Phật giáo các tỉnh thành tổ chức An cư Kiết hạ. Mỗi năm có khoảng 45.000 Tăng Ni an cư tập trung và Tăng Ni an cư tại chỗ, trong tinh thần hòa hợp đoàn kết, không phân biệt Sơn môn, Hệ phái.

   Đáp ứng yêu cầu thọ giới tu học, hành đạo của Tăng Ni và để trang nghiêm ngôi Tam bảo, Trung ương Giáo hội đã cho phép 42/63 Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, thành tổ chức 71 Đại giới đàn, có 24.959 giới tử thụ giới Tỷ khiêu, Tỷ khiêu ni, Thức xoa, Sa di, Sa di ni và hàng ngàn giới tử phát nguyện thọ thập thiện và Bồ Tát giới. Các Đại giới đàn đều được tổ chức nghiêm túc đúng theo quy phạm Thiền gia.

   Về công tác Hoằng pháp, Với một đội ngũ Tăng Ni năng động và nhiệt huyết, Đoàn Giảng sư Trung ương và các tỉnh đã có nhiều hoạt động Phật sự hữu hiệu như: Thuyết giảng tại các lễ hội Phật giáo, các sự kiện do Giáo hội tổ chức, thuyết giảng tại các lễ đài tập trung mùa Phật đản, các Trường hạ, thuyết giảng tại các giảng đường, các đạo tràng, các khóa tu dành Phật tử, giảng dạy tại các lớp giáo lý v.v…

   Công tác từ thiện xã hội là những hoạt động Phật sự đạo đức mang tính tích cực và trong sáng, thể hiện tinh thần từ bi cứu khổ của đạo Phật, là một trong những công tác trọng tâm của Giáo hội. Tổng cộng công tác cứu trợ trong nhiệm kỳ VII là 6.838.199.841.000đ (Sáu ngàn tám trăm ba mươi tám tỷ một trăm chín mươi chín triệu tám trăm bốn mươi mốt ngàn đồng).

   Về công tác bảo tồn, trùng tu cơ sở Phật giáo, được sự giúp đỡ của các cơ quan Trung ương và địa phương có liên quan, trong thời gian qua các cơ sở của Giáo hội từ các Tự viện, Tổ đình, Tịnh xá, Tịnh thất, Niệm Phật đường, trụ sở Văn phòng Trung ương Giáo hội, Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh thành, các cơ sở Học viện Phật giáo Việt Nam, cơ sở Trường Trung cấp Phật học hầu hết được trùng tu hoặc xây mới, góp phần trang nghiêm hàng ngàn cơ sở, danh lam cổ tự trong cả nước.

   Đại diện lãnh đạo Đảng, nhà nước, ông Vương Đình Huệ - Phó Thủ tướng Chính Phủ phát biểu chúc mừng Đại hội. Ông biểu dương những hoạt động Phật sự trong thời gian qua của GHPGVN . Qua 5 năm hoạt động, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã thành tựu được nhiều Phật sự trọng đại. Có được những thành tựu đó chính là do Giáo hội có đường hướng hoạt động đúng đắn, phù hợp với Đạo pháp, Dân tộc trong xu thế phát triển của xã hội và thời đại. Ông tin tưởng nhiệm kỳ tới, toàn thể Tăng ni, Phật tử Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng dân tộc, đoàn kết cùng các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh và phát triển bền vững.

   Nhân dịp này, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban T.Ư MTTQ Việt Nam đã tặng Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Lao động hạng ba, Huân chương Đại đoàn kết dân tộc, Bằng khen cho tập thể, cá nhân GHPGVN đã có những đóng góp tích cực cho các hoạt động Phật sự trong nhiệm kỳ qua.

 Nguồn: Tổng Hợp